Đi Metro TP.HCM: Người dân mua vé tự động thế nào?

Hành khách dễ dàng mua vé tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên bằng tiền mặt, hỗ trợ thanh toán thẻ ngân hàng hoặc ví điện tử trên máy bán vé tự động hiện đại giúp tiết kiệm thời gian tối đa.

Gần đây, Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM (MAUR) phối hợp với Công ty Hitachi và Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị số 1 TP. HCM (HURC1) thi công lắp đặt, thử nghiệm và đào tạo vận hành, bảo dưỡng cho hệ thống thu phí tự động (hệ thống AFC) thuộc tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên.

Sau khi hoàn tất các thử nghiệm nghiệm thu tại nhà máy cho các thiết bị AFC tại Nhật Bản. Nhà thầu Hitachi đã tiến hành triển khai nhập và lắp đặt các thiết bị của hệ thống AFC tại các nhà ga của tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).

Đi Metro TP.HCM: Người dân mua vé tự động thế nào?- Ảnh 1.
Trong hình là máy bán vé và điều chỉnh giá vé. 2 loại máy này sẽ được đặt tại các nhà ga của tuyến metro số 1, ở vị trí dễ nhìn và thuận tiện để hành khách dễ dàng sử dụng.
Đi Metro TP.HCM: Người dân mua vé tự động thế nào?- Ảnh 2.
Trên máy bán vé có rất nhiều chức năng như: màn hình hiển thị, khe nhận tiền giấy và xu, bàn phím, biên nhận. Đồng thời trên màn hình điện tử còn có chức năng chọn ga đến và số tiền phải trả cho chuyến đi đó...
Đi Metro TP.HCM: Người dân mua vé tự động thế nào?- Ảnh 3.
Đi Metro TP.HCM: Người dân mua vé tự động thế nào?- Ảnh 4.

Ngoài ra, máy còn có chức năng kiểm tra thông tin vé, hoàn trả tiền cọc, thối lại tiền thừa cho khách, nạp thêm tiền đối với thẻ AFC.

Kế tiếp sẽ triển khai công tác đào tạo vận hành, bảo dưỡng và thực hành cho nhân viên vận hành của công ty HURC1. Công ty HURC1 sẽ phát hành khoảng 600.000 thẻ đi tàu cho giai đoạn đầu khi khai thác thương mại và số lượng còn lại sẽ tiếp tục phát hành.

Theo đó, hệ thống thu phí/bán vé tự động của tuyến metro số 1 bao gồm: cổng soát vé (PG), máy bán vé tự động (TVM), máy điều chỉnh giá vé (FAM), thiết bị đầu cuối cho nhân viên nhà ga (SST), máy chủ nhà ga (SS) và máy chủ trung tâm (CS) và thiết bị mạng, máy phát hành và tái chế thẻ, thiết bị quản lý tiền mặt, thẻ IC thông minh không tiếp xúc…

Đi Metro TP.HCM: Người dân mua vé tự động thế nào?- Ảnh 5.
Bên cạnh đó, trên máy bán vé còn có bảng hướng dẫn từng bước những thao tác mua vé, trả lại vé, nạp tiền vào vé.
Đi Metro TP.HCM: Người dân mua vé tự động thế nào?- Ảnh 6.
Sau khi hoàn tất quy trình mua vé, hành khách phải qua cổng kiểm soát
Đi Metro TP.HCM: Người dân mua vé tự động thế nào?- Ảnh 7.
Cổng kiểm soát sẽ có 2 thanh chắn nhỏ, nằm ở đầu và cuối cổng kiểm soát
Đi Metro TP.HCM: Người dân mua vé tự động thế nào?- Ảnh 8.
Khi hành khách muốn qua cổng phải quét vé tại cổng soát vé
Đi Metro TP.HCM: Người dân mua vé tự động thế nào?- Ảnh 9.
Đặt vé lên máy quét tại cổng soát vé. Cổng sẽ mở ra khi vé hợp lệ
Đi Metro TP.HCM: Người dân mua vé tự động thế nào?- Ảnh 10.
Sau khi quét vé thành công, hành khách lên tàu và kiểm tra lại vé. Giữ vé cẩn thận trong suốt hành trình, hành khách cần nó để quét tại cổng ra khi kết thúc chuyến đi. Nếu không xảy ra vấn đề gì thì quy trình từ lúc mua vé đến khi lên tàu hành khách chỉ mất từ 2 - 3 phút
Đi Metro TP.HCM: Người dân mua vé tự động thế nào?- Ảnh 11.
Máy điều chỉnh giá vé khi khách đi quá chặng. Hành khách đến máy này để nạp thêm tiền để vé hợp lệ mới có thể quẹt thẻ rời khỏi metro

Hệ thống AFC cung cấp khoảng 5 triệu thẻ IC không tiếp xúc để đi tàu bao gồm ba loại vé cơ bản: một chặng (còn gọi vé lượt), vé ngày (bao gồm 1 và 3 ngày), thẻ nạp tiền (còn gọi là vé tích tiền và trừ dần khi khách đi tàu, khách phải nạp thêm tiền khi số dư của vé dưới mức quy định).

Trong khi đó, máy bán vé cũng chấp nhận thanh toán cho các đối tượng ưu tiên được miễn, giảm giá vé, vé tháng, các đối tượng khác sử dụng phương thức thanh toán EMV của ngân hàng cung cấp bởi các tổ chức chuyển mạch trong nước và quốc tế như: Napas, Mastercard, Visa, JCB…, các đối tượng sử dụng ví điện tử như VNPay, MoMo...

Tác giả: Phạm Hữu
Link bài viết: https://thanhnien.vn/di-metro-tphcm-nguoi-dan-mua-ve-tu-dong-the-nao-185240627131818268.htm